Biến tần được ứng dụng nhiều trong công nghiệp, giúp điều khiển tốc độ động cơ, tối ưu hiệu suất,… nhờ vào phương pháp thay đổi tần số. Với sự giúp đỡ của các biến tần, người ta sẽ dễ dàng thay đổi tốc độ của từng động cơ một cách tự động và hiệu quả. Vậy, vì sao biến tần có thể thay đổi tốc độ động cơ bằng phương pháp thay đổi tần số? Hãy cùng Thăng Long Group tìm hiểu về biến tần cho cầu trục, pa lăng, tời dầm biên trong bài viết dưới đây nhé!
Biến tần là gì?
Trong tiếng Anh, biến tần được gọi là Inverter, AC Drive hoặc VFD, VSD,…. và còn khá nhiều tên gọi khác nữa. Nhưng phổ biến nhất vẫn là Inverter.
Biến tần là thiết bị điện dùng để biến đổi nguồn điện xoay chiều ở tần số này thành nguồn điện xoay chiều ở tần số khác có thể điều chỉnh được. Nói cách khác: là thiết bị điện làm thay đổi tần số của dòng điện đặt lên cuộn dây ở bên trong động cơ, và thông qua nó có thể điều khiển tốc độ động cơ một cách vô cấp, mà không cần dùng đến các hộp số cơ khí. Biến tần thường sử dụng các linh kiện bán dẫn để đóng ngắt tuần tự các cuộn dây của động cơ để sinh ra từ trường xoay làm quay rô-to (rotor) của động cơ.
Biến tần thường được sử dụng để điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều theo phương pháp thay đổi tần số do đó tần số của nguồn đặt lên cuộn dây động cơ sẽ là tần số biến thiên.
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của biến tần.
a, Cấu tạo của Biến tần
Gồm 3 bộ phận cơ bản:
– Mạch chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều (cầu chỉnh lưu).
– Bộ lọc hay ( mạch một chiều trung gian).
– Mạch nghịch lưu IGBT.
Ngoài ra còn được trang bị thêm bộ điện kháng xoay chiều, bộ điện kháng một chiều, điện trở xả, bàn phím điều khiển, màn hình hiển thị…
b, Nguyên lý hoạt động
Biến tần có nguyên lý hoạt động rất đơn giản
Đầu tiên, nguồn điện 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Điện đầu vào có thể là một pha hoặc 3 pha, nhưng nó sẽ ở mức điện áp và tần số cố định (ví dụ 380V/50Hz)
Điện áp 1 chiều ở trên sẽ được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Mới đầu, điện áp một chiều được tạo ra sẽ được lưu trữ trong giàn tụ điện. Tiếp theo, thông qua quá trình tự kích hoạt thích hợp, bộ biến đổi IGBT (viết tắt của tranzito lưỡng cực có cổng cách điện hoạt động giống như một công tắc bật và tắt cực nhanh để tạo dạng sóng đầu ra của biến tần) sẽ tạo ra một điện áp xoay chiều 3 pha bằng phương pháp điều chế độ rộng xung PWM.
c, Phân loại biến tần
Có 2 loại biến tần cơ bản sau:
- Biến tần trực tiếp: Hay còn được gọi là biến tần nguồn dòng. Đây là loại biến tần chuyên dùng cho những động cơ công suất cực kỳ lớn.
Đối với biến tần trực tiếp, điện lưới xoay chiều được trực tiếp biến đổi thành điện; dòng điện xoay chiều sẽ có tần số khác để cấp cho tải (không cần qua khâu trung gian là điện một chiều).
- Biến tần gián tiếp: Hay còn được gọi là biến tần nguồn áp. Đây là loại biến tần được dùng hầu hết trong nhà máy vì nó dành cho dải công suất động cơ từ 0,25 kW đến 700 kW.
Đây là dải công suất thường thấy trong hầu hết các động cơ. Vì thế có thể nói gần như 100% các loại biến tần mà bạn nhìn thấy trong nhà máy chính là loại biến tần này.
Trong biến tần gián tiếp, điện lưới xoay chiều được chuyển thành điện một chiều qua phần chỉnh lưu. Sau đó điện một chiều này lại được chuyển thành điện xoay chiều cấp cho tải qua nghịch lưu.
Công dụng của biến tần cho cầu trục pa lăng, tời dầm biên
Hoạt động của cầu trục, dầm biên chính là sự kết hợp của các di chuyển như: di chuyển dọc của toàn bộ cầu trục trên đường ray, di chuyển ngang của Palang nâng hạ trên dầm cầu trục (chuyển động ngang theo dầm cầu và chuyển động lên xuống của móc cẩu).
Trong quá trình hoạt động, vì momen mở máy của động cơ lớn + tốc độ di chuyển của cầu trục/ dầm biên là mặc định ( thường trên dưới 20m/ ph). Quán tính di chuyển của cầu trục và pa lăng lớn nên sẽ khó kiểm soát được hành trình khi cẩu mang tải và bắt đầu di chuyển. Đặc biệt sẽ tiêu hao một lượng điện lớn cho động cơ bắt đầu hoạt động. Và thường gây cảm giác không an toàn do quá trình điều khiển di chuyển động cơ bị rung lắc không ổn định.
Chình vì những lý do trên mà hiện nay, việc lắp đặt thêm biến tần cho cầu trục pa lăng, tời dầm biên là cần thiết, bởi:
+ Biến tần có chế độ khởi động mềm cho nên việc tiêu tốn điện năng là ít hơn .
+ Biến tần có tác dụng làm mềm chuyển động của cầu trục khi di chuyển, giúp thay tăng giảm tốc độ của cầu trục pa lăng, tời dầm biên, có thể tạo được 02 cấp tốc độ di chuyển nếu lắp biến tần
+ Lắp biến tần sẽ tránh được hiện tượng rung lắc trong quá trình di chuyển của cầu trục
+ An toàn hơn cho cầu trục palang xích điện, pa lăng cáp điện khi di chuyển.
+ Cảnh báo, báo lỗi các hệ thống liên quan về điện (động cơ, khởi, át, điện nguồn yếu, khỏe hoặc mất pha) trước khi thiết bị, bị hư hỏng
+ Biến tần biến điện 1 pha thành 3 pha cho cầu trục pa lăng, tời dầm biên
Kinh nghiệm chọn mua biến tần cho cầu trục pa lăng, tời dầm biên
Để chọn được Biến tần phù hợp cho cầu trục pa lăng, tời dầm biên thì các bạn cần phải xác định được một số tiêu chí cơ bản sau:
– Sử dụng biến tần với mục đích gì? : Nâng hạ hay di chuyển pa lăng, di chuyển cầu trục (Cổng trục) ?
– Công suất của các động cơ sử dụng biến tần là bao nhiêu kW
_ Thực tế nhà xưởng, kho bãi nơi lắp đặt, Thương hiệu càu trục pa lăng/ tời dầm biên?
_ Chi phí đầu tư
_ Đặc biệt , cần tìm địa chỉ cung cấp Biến tần uy tín.
Lỗi thường gặp khi sử dụng biến tần cho cầu trục pa lăng, tời dầm biên
a. Tại sao sau khi có lệnh chạy, biến tần chạy nhưng Motor lại không chạy?
Cách khắc phục:
+ Tăng tần số chạy cho biến tần.
+ Khắc phục motor và giải quyết kẹt cơ khí trước khi chạy lại.
+ Kiểm tra dây nối motor và biến tần.
+ Liên hệ với nhà cung cấp.
Xem thêm: Pa lăng xích điện
b. Tại sao gắn biến tần Motor chạy rất nóng?
Cách khắc phục
+ Xem kỹ thông số motor trên nhãn và cài đặt lại
+ Xem lại motor cách đấu dây motor và điện áp biến tần cung cấp cho motor có đúng không
+ Tăng tần số chạy của motor. Có thể tăng tỉ số truyền cơ khí…
c. Tại sao biến tần hiển thị bình thường khi cấp nguồn nhưng lại nhảy CB khi chạy?
Cách khắc phục
+ Kiểm tra xem có bị lỗi chạm đất hay không, nếu có thì xử lý trước khi chạy biến tần. Nếu thỉnh thoảng bị ngắt và khoảng cách giữa biến tần và motor khá xa thì nên lắp thêm cuộn kháng AC ở ngõ ra của biến tần.
+ Ngoài ra có thể do: CB có dòng định mức quá nhỏ, dây cáp nối biến tần và động cơ bị chạm pha, chạm đất hoặc motor bị hư hại. Hãy giải quyết những lỗi này trước khi chạy lại.
Trên đây là những chia sẻ của Chúng tôi về biến tần cho cầu trục pa lăng, tời dầm biên. Để được tư vấn và đặt mua được sản phẩm chính hãng, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi. Thăng Long Group luôn có chính sách hỗ trợ khách hàng tốt nhất. Hotline: 0969 623 286 – 0911 483 286