Bình tích áp còn có tên gọi khác là bình điều áp, nó được dùng trong hệ thống nước, hệ thống thủy lực, hệ thống khí. Nhiệm vụ của bình tích áp là tích trữ nguồn năng lượng và điều hòa áp lực trong hệ thống máy bơm nước. Khi hệ thống hoạt động nước được nén vào bình và đẩy khí bên trong nén lại, tạo ra áp lực ổn định
Trong quá trình sử dụng bình tích áp, đặc biệt là với những bình đã sử dụng thời gian dài, việc xảy ra sự cố đối với ruột bình (rỉ nước, thủng ruột hoặc nổ…) là điều dễ xảy ra. Bởi vậy chúng ta cần kiểm tra thường xuyên để giảm hoặc tránh các rủi ro xảy ra cho hệ thống máy bơm nước khi hoạt động.
Ngoài kiểm tra định kỳ thường xuyên tùy theo nhu cầu sử dụng, thì chúng ta cũng cần kiểm tra khi theo dõi hệ thống bơm có 1 số vấn đề như: Hệ thống bơm liên tục không dừng hoặc không ổn định, áp suất của hệ thống bị giảm đi một cách bất thường, nước đẩy ra không đều, gián đoạn. Những trường hợp trên là dấu hiệu của việc giảm khí trong ruột bình tích áp. Vì vậy chúng ta cần phải kiểm tra mức khí và nạp khí Nito cho bình tích áp để bình hoạt động bình thường và tránh hư hỏng ruột bình.
Hướng dẫn cách kiểm tra mức khí trong bình tích áp
Khi trong bình tích áp thay đổi sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống, đặc biệt là các hệ thống lớn nên đây là vấn đề quan trọng cần kiểm tra thường xuyên. Trong bài viết này Thăng Long Group sẽ hướng dẫn các bạn kiểm tra mức khí trong bình tích áp cụ thể.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- Chuẩn bị một dụng cụ đo test khí tức đồng hồ đo áp. Điều chỉnh đồng hồ đo khí về đơn vị bar.
- Chuẩn bị van xả khí, máy bơm khí. Thường sẽ có 1 trong 2 loại khí được nạp vào bình là khí Nito và khí trơ, loại khí này giúp bình tích áp không bị oxy hóa, chống rỉ sét, tăng tuổi thọ của bình.
Bước 2: Kiểm tra
- Trường hợp bình áp lực chưa lắp vào hệ thống:
Thì không cần xả nước trong bình (vì thực tế bình chưa hoạt động trong hệ thống sẽ chưa có nước), chúng ta chỉ cần cắm đầu chờ trực tiếp vào đầu nạp khí, đồng hồ sẽ hiển thị áp lực.
Có áp lực vừa đo ta có thể so sánh với giá trị áp suất tiêu chuẩn để đánh giá. - Trường hợp bình áp lực đã lắp vào hệ thống:
Đầu tiên chúng ta cần ngắt kết nối bình với hệ thống, sau đó xả hết nước trong bình ( nếu có) – việc này là cần thiết để giúp đồng hồ đo chuẩn xác và thể hiện đúng áp suất của bình.
Sau đó ta tiến hành kiểm tra áp suất bằng cách cắm đầu chờ trực tiếp vào đầu nạp khí,đồng hồ sẽ hiển thị áp lực.
Có áp lực ta cũng tiến hành so sách giá trị áp suất tiêu chuẩn để đánh giá áp lực của bình.
=> Sau khi so sánh với giá trị tiêu chuẩn, nếu trường hợp bình có mức khí cao hơn tiêu chuẩn, thì chúng ta tiến hành xả bớt khí. Hoặc nếu nhỏ hơn tiêu chuẩn chúng ta cần nạp thêm lượng khí thiếu hụt để bình tích áp đạt áp suất tiêu chuẩn
Hướng dẫn nạp khí Nito cho bình tích áp
1. Chọn loại khí nạp (ưu tiên khí Nitơ hoặc khí trơ).
Thông thường khí ban đầu được bơm vào trong bình tích áp là khí Nitơ – đây là loại khí ổn định và không bị ẩm, không bị oxy hóa. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp không có khí Nitơ (N2) chúng ta có thể dùng khí trơ để bơm vào bình tich áp và đảm bảo khí bơm vào là khí sạch và không có hơi nước.
2. Các bước nạp khí:
- Chuẩn bị một bình khí Nito hoặc một máy nén khí nhỏ
- Người sử dụng lắp đặt dây nạp khí của máy bơm khí vào van nạp khí trên bình tích áp
- Vặn khóa van bình Nito và vặn mở van bình điều áp
- Kiểm tra đồng hồ đo áp lực để điều chỉnh áp lực trong bình phù hợp. Thường áp lực trung bình của bình tích áp là 2 bar, vừa bơm từ từ vừa xem đồng hồ đến khi được 2 bar thì dừng lại.
- Sau khi đạt áp suất tiêu chuẩn, chúng ta tiến hành dừng bơm và tháo thiết bị. Sau đó 15-30 phút kiểm tra lại áp suất để đảm bảo khí không bị rò rỉ.

3. Lưu ý khi nạp khí:
Khi tiến hành nạp khí vào bình tích áp chúng ta cần lưu ý một số vấn đề như:
- Không bơm quá mức tránh làm rách ruột bình tích áp cao su bên trong (bơm từ từ theo dõi đồng hồ đo áp suất),
- Đảm bảo khi bơm xong vặn van lại trách rò khí
- Nên thực hiện trong môi trường khô ráo tránh hơi nước.
Theo dõi định kỳ
Để đảm bảo hệ thống luôn được vận hành ổn định , không bị ngắt quãng hay hư hỏng. Chúng ta cần có kế hoạch theo dõi bảo trì, bơm khí đúng lúc để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống.
- Lập kết hoạch theo dõi theo dõi kiểm tra định kỳ từ 3 đến 6 tháng/1 lần tùy mức sử dụng bình tích áp
- Ghi lại các thông số khi theo dõi, bảo dưỡng bình để kiểm tra chất lượng bình thường xuyên
- Kiểm tra van khí xem có bị rò rỉ mỗi lần bơm khí hay bảo dưỡng không
- Khi sử dụng khí bơm vào phải dùng khí Nito (Nitơ, khí trơ) không bị lẫn hơi nước để đảm bảo an toàn cho ruột bình tích áp
Việc kiểm tra và nạp khí Nito cho bình tích áp là công việc kỹ thuật đơn giản nhưng cần thực hiện đúng quy trình để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Nếu bạn cần tư vấn thêm về kỹ thuật hoặc hỗ trợ kỹ thuật bơm khí và bảo dưỡng bình tích áp hãy liên hệ Hotline 0969 623 286 của chúng tôi để được tư vấn và bảo trì bình tích áp chuyên nghiệp, uy tín!