9 lưu ý khi bảo dưỡng pa lăng định kỳ

bao duong pa lang cap

Pa lăng cũng như các loại máy móc khác trong quá trình sử dụng cần kiểm tra bảo dưỡng định kỳ. Việc bảo trì bảo dưỡng pa lăng ngoài việc giúp tăng tuổi thọ của pa lăng còn đảm bảo an toàn trong quá trình nâng hạ và phát hiện sớm những hư hỏng để có phương án thay thế hoặc sửa chữa sớm giúp tiết kiệm chi phí.

Sau đây là chia sẻ của Thăng Long Group về 9 lưu ý khi bảo dưỡng pa lăng định kỳ đơn giản và hiệu quả

1. Dây Cáp

Trong pa lăng cáp điện ngoài động cơ thì dây cáp chính là một bộ phận rất quan trọng, là chi tiết kết nối giữa động cơ và hàng hóa.

  • Kiểm tra dây cáp hàng ngày trước và sau mỗi lần sử dụng để phát hiện xem cáp có bị đứt hoặc mất kết cấu hoặc xoắn cáp, rối cáp. Trường hợp phát hiện cáp bị đứt, gãy hoặc xước sợi thì cần thay cáp mới để đảm bảo an toàn.

cap pa lang

  • Một số loại cáp có thể bảo dưỡng bôi trơn bằng dầu mỡ chuyên dụng để đảm bảo cáp không bị ô xi hóa và giảm ma sát trong quá trình nâng hạ.
  • Cáp và motor tời cần được làm việc trong môi trường khô ráo thoáng mát, trường hợp công trình ngoài trời cần được lợp mái che để tránh nước vào động cơ gây chập cháy, và cáp không bị hoen gỉ.

Lưu ý quan trọng nhất để đảm bảo cáp được bền thì lúc lắp đặt cần lắp chính xác, có 2 chi tiết là công tắc hành trình và điều hướng cáp, 2 chi tiết này nếu lắp không đúng bị lệch thì cáp sẽ bị ma sát và dẫn đến đứt cáp, chính vì vậy trong quá trình lắp đặt và bảo dưỡng đảm bảo bạn làm đúng kỹ thuật, nếu không chắc chắn hãy tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc kỹ thuật của nhà cung cấp.

2. Xích tải

Tương tự như pa lăng cáp, xích của pa lăng xích cũng cần được bảo trì thường xuyên để đảm bảo an toàn cũng như kéo dài tuổi thọ của pa lăng.

Xích điện quan trọng nhất cần được bổ sung dầu mỡ để bôi trơn để giảm ma sát, nếu bị khô dầu pa lăng xích trong quá trình hoạt động sẽ kêu to, ma sát nhiều dẫn đến mòn xích, ngoài ra dầu mỡ cũng là lớp bảo vệ giúp xích không bị ô xi hóa bởi môi trường.

Trường hợp phát hiện xích có dấu hiệu đứt gãy bị ăn mòn cần thay thế xích mới để đảm bảo an toàn.

Xem thêm: Pa lăng xích kéo tay bị trượt xích, nguyên nhân và cách khắc phục

3. Móc cẩu

Móc cẩu cấu tạo khá đơn giản bằng gang thép hình móc câu để móc vào hàng hóa, tùy thuộc vào cấu tạo của từng loại pa lăng mà móc cẩu có kịch thước hoặc hình dáng khác nhau. Thường móc pa lăng cấu tạo có thêm lưỡi gà để giữ an toàn, giữ hàng không bị tuột trong quá trình nâng hạ. Một số loại móc phần thân có thêm trục bi để giúp móc có thể quay 360 độ. Quá trình bảo trì bảo dưỡng khá đơn giản kiểm tra các chi tiết móc có bị hỏng có bị vỡ không, đối với những móc có trục bi cần được tra dầu mỡ để vòng bi được hoạt động trơn tru. Nếu công trình làm trong môi trường có nhiều bụi thì cần vệ sinh vòng bi thường xuyên, bụi bột có thể làm kệ gãy vòng bi dẫn đến hỏng móc cẩu.

Moc Tai Pa Lang Xich

4. Cụm Puli (động cơ)

Động cơ pa lăng là chi tiết trong máy thường không thể kiểm tra hằng ngày như các chi tiết bên ngoài như móc pa lăng hay dây cáp hoặc dây xích. Động cơ thường được bảo trì theo chu kỳ 3 đến 6 tháng 1 lần, tùy thuộc vào cường độ làm việc có thể ngắn hơn. Kiểm tra động cơ ngoài việc tra dầu mỡ vào động cơ để hoạt động trơn tru còn phát hiện ra những linh kiện bị hỏng hoặc rỉ sét để có phương án xử lý sớm.

Động cơ của pa lăng thường là điện 380v nên ngoài việc bảo trì bảo dưỡng định kỳ việc lắp thiết bị bảo vệ như chống pha đảo pha, chống cháy chập rất cần thiết để đảm bảo an toàn.

Dong Co Pa Lang Xich Dien

5. Cụm bánh xe

Pa lăng cáp điện và xích điện di chuyển có cụm con chạy để di chuyển qua lại trên dầm I, dầm H… động cơ chạy điện nên việc bảo trì ngoài việc tra dầu mỡ để động cơ được chuyển động trơn chu thì cần kiểm tra bánh xe, bánh xe là phần tiếp với cánh của dầm. Đảm bảo cho bánh răng đủ bề mặt tiếp xúc với bề mặt cánh I. Trường hợp tiếp xúc không đủ dẫn đến vỡ bánh răng hoặc trượt bánh răng khiến mất an toàn.

6. Công tắc hành trình

Công tắc ngắt hành trình nâng hạ là một thiết bị an toàn cho pa lăng, tránh hiện tượng mỏ móc đi lên quá hành trình và va chạm vào tang làm vỡ, móp hoặc hư hỏng. Nguyên lý làm việc của công tắc hành trình khi mỏ móc đi lên đến giới hạn trên cùng, vỏ puly mỏ móc sẽ tác động qua hệ thống tay đòn làm việc, sẽ tác động lực vào con đội hành trình, con đội bị trượt trong rãnh dẫn hướng sẽ ngắt tiếp điểm động lực, khi đó hệ thống điện động lực của động cơ nâng hạ sẽ ngắt điện và động cơ sẽ không thể làm việc. Vì vậy việc kiểm tra công tắc hành trình đã cài đặt đúng chưa, trong quá trình pa lăng hoạt động lâu công tắc có bị lệch thì cần kiểm tra cài đặt lại để đảm bảo móc cẩu không thúc vào pa lăng dẫn đến hỏng hoặc pa lăng di chuyển không đúng hành trình mong muốn. Với công tắc hành trình lắp ngoài trường hợp có hiện tượng rỉ sét linh kiện không xử lý được nên thay cái mới để đảm bảo an toàn.

pa lang cap dien 4 duong cap

7. Tay điều khiển

Pa lăng điện được điều khiển qua tay điều khiển với hệ thống nút ấn.

Trên  một tay điều khiển thường có từ 4 nút, 6 nút, 8 nút… tùy thuộc vào từng loại pa lăng.

Tay điều khiển chia làm hai loại điều khiển dây hoặc điều khiển từ xa hay còn gọi là remote. Tay điều khiển chính là bộ phận của pa lăng mà chúng ta tiếp xúc trực tiếp để điều khiển pa lăng. Đối với dây điều khiển dây trên thị trường thì thường là loại điều khiển 380v, một số loại điều khiển 36v chống giật. Ngoài việc kiểm tra vệ sinh để nút ấn không bị kẹt, đối với điều khiển dây cần thay thế khi có hiện tượng rơi va chạm làm vỡ nứt tay điều khiển. Với điều khiển từ xa thì tay điều khiển được chạy bằng pin, cần kiểm tra pin thường xuyên để đảm bảo điều khiển được hoạt động tốt. Nên tắt điều khiển khi không sử dụng để không lãng phí pin. Pin điều khiển cần được tháo ra ngoài trong trường hợp không sử dụng để tránh bị chảy nước gây gỉ lò xo. Lò xo tiếp xúc với cực của pin cần được kiểm tra vệ sinh phần ô xi hóa để tiếp xúc với pin tốt hơn.

Dieu Khien Pa Lang

Tay điều khiển pa lăng nên được để nơi cao ráo tránh nước và hạn chế va đập gây vỡ nứt điều khiển.

8. Hệ thống dầm ray

Hệ thống dầm của pa lăng điện thường được cấu tạo bằng sắt thép được sơn tính điện chống ô xi hóa với môi trường. Tùy thuộc vào môi trường làm việc mà lớp sơn này sẽ ăn mòn theo thời gian, để đảm bảo về an toàn và thẩm mỹ thì chúng ta cần sơn định kỳ cho dầm.

Ngoài ra, một số môi trường nhiều bụi bẩn hoặc rác, nilon bay mắc trên dầm có thể cản trở việc di chuyển của pa lăng. Vì vậy, người dùng cần chú ý kiểm tra, vệ sinh dầm thường xuyên

9. Thiết bị điện

Pa lăng điện cũng giống các thiết bị điện khác cần có hệ thống dây điện đấu nối thông qua tủ điện hoặc đấu trực tiếp. Định kỳ kiểm tra dây điện xem chúng có bị động vật cắn hoặc gậm nhấm.  Phát hiện dây điện bị hở cần được quấn lại để đảm bảo an toàn. Hê thống tủ điều khiển kiểm tra định kỳ đề phắt hiện dây điện bị đứt, thiết bị bảo vệ còn hoạt động tốt không để có phương án sửa chữa hoặc thay thế

Cau Tao Palang Xich Dien

Việc bảo trì bảo dưỡng pa lăng là một việc rất quan trọng, tùy thuộc vào môi trường làm việc, tần suất làm việc mà việc bảo trì định kỳ từ 1 đến 6 tháng. Bảo trì giúp động cơ máy móc hoạt động trơn chu, phát hiện sớm các lỗi nhỏ để có thể xử lý sớm đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa giúp tiết kiệm chi phí phải thay thế pa lăng mới.

Trên đây là 9 lưu ý khi bảo dưỡng pa lăng định kỳ, với những kinh nghiệm trên, hi vọng bạn đã có thể tự bảo dưỡng và chăm sóc cho chiếc pa lăng của mình. Mọi thắc mắc xin liên hệ Thăng Long Group theo Hotline 0969 623 286 – 0911 483 286 để được tư vấn cụ thể

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *